Nhờ vào những khả năng vượt trội trong việc che chắn khu vực sân thượng dưới mọi tác động của thời tiết, mái che sân thượng đã luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các chủ nhà có sân thượng trong mái ấm nhà mình. Tuy nhiên, việc thiết kế và thi công mái che sân thượng không hề đơn giản như nhiều người vẫn suy nghĩ mà cần tuân thủ theo những lưu ý nhất định thì mới đạt được chất lượng cao nhất về mặt tổng thể. vậy, đó là những yếu tố nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Xác định rõ những yêu cầu khi thi công mái che sân thượng đặt ra
Để đảm bảo cho quy trình thi công mái che sân thượng đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần xác định rõ những yêu cầu trước khi thi công mái che được đặt ra. Có thể kể đến một số vấn đề như: độ dài của cột sắt, loại sắt được thi công, độ dày phần cột được thi công là bao nhiêu, phần đón tay nên sử dụng loại sắt nào, có độ dài bao nhiêu là vừa, hay phần kèo sắc, tôn lợp cần kích thước như thế nào, có nên chọn loại tôn cách nhiệt hay không,…
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, mái tôn sân thượng thường có ống sắt là kẽm 60 hoặc 90, dày 1.2 – 1.4mm, đòn tay hộp kẽm 40×80, dày 1.2mm và kèo sắt kẽm hộp 30×60 dày 1.2mm là những kích thước đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
2. Chất lượng cần đặt lên hàng đầu
Mục đích chính của phần mái chính là để che nắng, che mưa, chống chịu lại những tác động từ thời tiết bên ngoài cho sân thượng nhà bạn, bên cạnh đó, còn góp phần trang trí cho không gian sân thượng nhà bạn, nên việc thi công mái che sân thượng luôn cần được đặt chất lượng lên hàng đầu, cân nhắc, lựa chọn kỹ các vật liệu để thi công để thời gian sử dụng được lâu bền nhất.
Bạn nên chọn những vật liệu có mạ kẽm, chống rỉ sét, cùng các loại tôn có độ dày khoảng 4,5 dem để đem lại kết quả tốt nhất cho mái che sau khi thi công hoàn thiện.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Mách bạn những cách phối màu sơn ngoại thất thời thượng nhất
- 5 sai lầm khi chống thấm sàn mái mà bạn cần lưu ý
3. Nên chọn tôn cách nhiệt
Chọn tôn cách nhiệt để thi công mái che sân thượng cũng là một trong những lựa chọn quyết định tới chất lượng của quy trình thi công của bạn. Vì sân thượng nằm ở vị trí cao nhất của ngôi nhà, nên thường xuyên phải chịu ảnh hưởng tác động trực tiếp nhất từ nắng, mưa và các điều kiện khí hậu khác. Do đó, khi lựa chọn tôn cách nhiệt, bạn sẽ không còn gặp tình trạng nóng bức từ tác động của nắng nóng, hay thấm dột nước mưa từ những những cơn mưa rào mùa hè khi đang sinh hoạt ở những phòng có trần nhà tiếp xúc với sân thượng. Đồng thời cũng giúp ngăn cản hiệu quả hơn sự giãn nở vật lý của mái che.
4. Thi công khung thép một cách chắc chắn
Một lưu ý tiếp theo khi thi công mái che sân thượng chính là bạn cần làm khung thép một cách chắc chắn nhất. Việc xây dựng khung thép có kết cấu chắc chắn là một điều vô cùng quan trọng, nên bạn cần bàn bạc kỹ lưỡng với đơn vị thi công của công trình nhà mình. Một khung thép chắc chắn sẽ giúp giữ cho mái che kiên cố hơn, giúp mái che của bạn có thể đứng vững qua các cơn gió lớn, hoặc những cơn lốc nguy hiểm khi mùa bão đến.
5. Chú ý tới sự an toàn lao động
Điều cuối cùng khi thi công mái che sân thượng chính là sự an toàn trong lao động. Vấn đề an toàn lao động phụ thuộc chủ yếu vào đội thi công mà bạn lựa chọn để làm mái che. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo điều kiện một cách thuận lợi nhất để họ có thể được làm việc trong điều kiện an toàn và chủ động. Hãy chủ động sắp xếp, bố trí và thông báo với họ về các đường dây điện trên sân thượng, tình hình thời tiết trước khi bắt đầu thi công, đồng thời thực hiện thi công một cách cẩn thận, không quá hấp tấp hoặc cẩu thả, từ đó, tránh được những hậu quả, tai nạn lao động nguy hiểm khôn lường.
Trên đây là một số lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về quy trình thi công cho mái che sân thượng. Hy vọng rằng, những thông tin này có thể giúp bạn lựa chọn và thiết kế thi công cho mái che nhà mình một cách tốt nhất.
>> Xem thêm: Màu sơn ngoài nhà đẹp nhất dẫn dầu xu thế